Ngày 30 tháng 3 năm 2024, Trường ĐHSP Hà Nội 2 phối hợp với nhóm Sáng kiến Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam tổ chức tọa đàm “Định vị Nghiên cứu Giáo dục Đại học Việt Nam trong bối cảnh Giáo dục Quốc tế và so sánh”, với hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, thu hút nhiều nhà nghiên cứu Giáo dục trong và ngoài nước tham gia.
Tham dự chương trình tọa đàm, về phía nhóm Sáng kiến nghiên cứu Giáo dục Việt Nam có: TS Phương Tố Tâm – Trưởng nhóm và các thành viên trong nhóm;
Về phía Trường ĐHSP Hà Nội 2 có: TS Bùi Kiên Cường – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; Lãnh đạo các đơn vị; Các giảng viên và người học trong trường.
Phát biểu chào mừng, TS Bùi Kiên Cường – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 giới thiệu về Trường ĐHSP Hà Nội 2 và khẳng định vai trò quan trọng của việc định vị Nghiên cứu Giáo dục Đại học Việt Nam trong bối cảnh Giáo dục Quốc tế và so sánh. Định vị Nghiên cứu Giáo dục Đại học Việt Nam không chỉ giúp chúng ta nắm bắt được các xu hướng giáo dục, kết hợp bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc Việt Nam mà còn tìm ra hướng đi riêng biệt, phù hợp với con người Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học và nền giáo dục Việt Nam, tiếp tục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển đất nước.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức chương trình tọa đàm “Định vị Nghiên cứu Giáo dục Đại học Việt Nam trong bối cảnh Giáo dục Quốc tế và so sánh” với mong muốn tạo cơ hội cho các giảng viên nghiên cứu về giáo dục học trong Trường được kết nối cùng các thành viên của Nhóm Sáng kiến Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam (Những người đã tốt nghiệp và nhận bằng ở các quốc gia: Hoa Kỳ, Úc, Canada, Anh,..) trở về nước với mong muốn được chia sẻ những cơ hội phát triển nghề nghiệp tới giảng viên của Trường ĐHSP Hà Nội 2 và trên cả nước.
Chia sẻ tại chương trình, TS Phương Tố Tâm – Trưởng nhóm Sáng kiến nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, Cựu sinh viên du học tại Hòa Kỳ trân trọng cảm ơn Trường ĐHSP Hà Nội 2 phối hợp cùng Nhóm Sáng kiến nghiên cứu Giáo dục Việt Nam tổ chức chương trình tọa đàm, làm đầu mối kết nối và lan tỏa những nghiên cứu giáo dục, cùng nhau nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục tại Việt Nam.
Giới thiệu về Nhóm Sáng kiến nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, TS Dương Bích Hằng – Cựu sinh viên du học tại Hoa Kỳ cho biết: Nhóm Sáng kiến nghiên cứu Giáo dục Việt Nam là do Cựu Sinh viên du học tại Hoa Kỳ khởi xướng với mong muốn thúc đẩy cộng đồng nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới, tạo nên cộng đồng Nghiên cứu Giáo dục, học thuật phát triển bền vững.
Tại chương trình, TS Greg Seiring – Đại học Indiana, Hoa Kỳ trình bày tham luận: “Models of Professional Development for Faculty in the U.S and at Indiana University”. Trong đó giới thiệu về hai mô hình chính hỗ trợ giảng viên tại Đại học Indiana, Hoa Kỳ: Mô hình thứ nhất do trường hỗ trợ; Mô hình thứ hai do các giảng viên xuất sắc hỗ trợ các giảng viên về học thuật.
TS Nguyễn Thị Hồng Hoa – Trường Sư phạm, Đại Học Columbia, Hoa Kỳ trình bày tham luận về Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh. Trong đó nhấn mạnh vai trò của việc học Tiếng Anh đối với việc mở cửa và vươn tầm ra thế giới đối với bất cứ cá nhân nào. Và đưa ra những thay đổi nhỏ trong phương pháp giảng dạy để tạo nên những ảnh hưởng lớn đối với người học trong quá trình học tập.
TS Nguyễn Thị Kiều Vân – Đại học Missouri, Hòa Kỳ trình bày tham luận: “Phương pháp và Chương trình Giảng dạy”.
GS James Middleton – Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ trình bày tham luận: “Science/STEM Teacher Education and Implications for Vietnam’s Research and Practice”.
TS Nguyễn Thị Hồng Nhật – Khoa Tiếng Anh, Trường ĐHSP Hà Nội 2 trình bày tham luận: “Promises and Challenges of International Collaboration: Lessons learnt from Hanoi Pedagogical University 2”.
Phần cuối tọa đàm, Nhóm Sáng kiến nghiên cứu Giáo dục Việt Nam chia sẻ về “Nghiên cứu và Xuất bản trong Giáo dục: Bối cảnh Việt Nam và Quốc tế”.
Trong phần thảo luận, các báo cáo viên đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận và ý kiến phản hồi tích cực từ các nhà nghiên cứu và giảng viên tham dự, đem lại những góc nhìn đa dạng, đa chiều về Nghiên cứu Giáo dục Đại học Việt Nam trong bối cảnh Giáo dục Quốc tế và so sánh hiện nay.
Trung tâm Truyền thông và SXHL
Có thể bạn quan tâm
Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo
Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh, sinh viên năm học 2024-2025
Trại hè HPU2 Summer Camp 2024 – Sôi nổi và lắng đọng