Tối 08/01/2022, Viện Nghiên cứu Sư phạm – Trường ĐHSP Hà Nội 2 khai mạc buổi tập huấn “Thiết kế bài giảng điện tử” bằng hình thức trực tuyến. Buổi tập huấn thu hút sự tham gia của hơn 600 sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 trong phòng zoom và gần 6000 lượt theo dõi, tương tác trực tiếp qua livestream.
Chuyên gia trong buổi tập huấn lần này là ThS. GVC Nguyễn Thị Phương: Phó Trưởng khoa CNTT-GDNN, Giảng viên trường CĐSP Trung ương, Giải nhất cuộc thi “Tìm kiếm đại sứ E-Learning Việt Nam”, Chứng chỉ Tin học quốc tế: MCE, MOS, Top 50 giảng viên sáng tạo Toàn quốc năm 2020, Dự án Việt Nam duy nhất lọt Top 100 sản phẩm Sáng kiến đổi mới giáo dục toàn cầu.
Phát biểu tại buổi tập huấn Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm chia sẻ: “Đối với sinh viên sư phạm thì việc rèn luyện các kĩ năng NVSP cần liên tục, thường xuyên và cập nhật tương ứng với các nhiệm vụ trong thực tiễn của giáo viên trường phổ thông. Trong tình hình học sinh học trực tuyến như hiện nay do dịch covid-19, trong tình hình này thì việc trang bị cho các em sinh viên ngành sư phạm các kĩ năng liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học ngày càng trở lên cấp thiết. Bên cạnh những kĩ năng tổ chức lớp học trong dạy học trực tuyến thì kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử E-Learning cũng vô cùng quan trọng, nó giúp cho các em các thể thích ứng được với việc dạy học trực tuyến nhưng vẫn định hướng đúng vào mục tiêu trong tâm của chương trình GDPT năm 2018 đó là phát triển năng lực cho học sinh” .
Cô Nguyễn Thị Hoài chuyên viên Viện Nghiên cứu Sư phạm phát biểu: “Mong muốn của nhà trường là sau buổi tập huấn này sẽ giúp các em có thêm được những góc nhìn cũng như những kinh nghiệm để khởi tạo một bài giảng điện tử hiệu quả. Như chúng ta thấy, bài giảng E-Learning đóng vai trò cực kì quan trọng và nó chiếm 90% trong việc tạo nên sự thành công cho giờ dạy trực tuyến, vì vậy khi thế kế bài giảng E-Learning đòi hỏi tính hấp dẫn chất lượng nhằm tạo được hứng thú cho người tham gia học tập trực tuyến”.
Nội dung chính của buổi tập huấn: Tổng quan về bài giảng E-learning; Cấu trúc, quy trình thiết kế bài giảng E-learning; Lên ý tưởng thiết kế bài giảng; Ghi âm, ghi hình và đồng bộ bài giảng; Tạo câu hỏi trắc nghiệm Quiz; Hoàn thiện bài giảng E-Learning.
ThS. Nguyễn Thị Phương cũng cho rằng: “Để có bài giảng điện tử hay cần có kịch bản chi tiết, nó không phải giáo án mà nó thể hiện ý đồ của giáo viên”, “Số hóa bài giảng chính là linh hồn của bài giảng”, “Slide là một vựa đất để cho chúng ta thiết kế phong phú”, “Ý tưởng là yếu tố quan trọng để chúng ta thiết kế những bài giảng hay, sinh động”, “Thiết kế bài giảng chiếm 60% bài giảng E-Learning”, “ Trên bài giảng chúng ta có thể sử dụng nhiều hình ảnh nhưng các hình ảnh phải đặt theo quy tắc đối xứng và bất đối xứng”.
Các bạn có thể xem đầy đủ buổi tập huấn tại đây: https://fb.watch/avhAlsm-hI/
Khởi đầu năm 2022 với thật nhiều điều mới mẻ và bổ ích. Hy vọng qua buổi tập huấn cùng những chia sẻ hữu ích của chuyên gia Nguyễn Thị Phương đã cung cấp cho các bạn thật nhiều kinh nghiệm kiến thức, kĩ năng về thiết kế bài giảng điện tử, trang bị cho các bạn sinh viên những hành trang vững chắc để có những bài giảng thành công.
Câu lạc bộ Nghiệp vụ Sư phạm
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị viên chức Viện Nghiên cứu Sư phạm năm học 2024-2025 diễn ra thành công tốt đẹp!
Tập huấn Trưởng, Phó đoàn và sinh viên K48 thực tập sư phạm đợt 1 năm học 2024-2025
Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo