4 phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT, kết hợp thi và xét tuyển.
Năm 2020, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh 19 ngành, trong đó có 14 ngành đào tạo giáo viên, 5 ngành đào tạo ngoài sư phạm. Các phương thức xét tuyển cụ thể gồm:
Xét tuyển thẳng
Thí sinh thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2, điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học.
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Riêng nhóm ngành sư phạm (đào tạo giáo viên) có thêm điều kiện: hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá; không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp; ngành Giáo dục thể chất chỉ tuyển thí sinh thể hình cân đối: nam cao tối thiểu 1,65m nặng 45kg trở lên, nữ cao tối thiểu 1,55m nặng 40kg trở lên (Nhà trường không tổ chức sơ tuyển, thí sinh không đủ các yêu cầu về thể hình nếu trúng tuyển sẽ bị loại khi nhập học).
Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển theo từng ngành học.
Tiêu chí xét tuyển: Xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn (bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 (nếu có) của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên (nếu có).
Xét học bạ THPT
– Xét tuyển nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục Thể chất) phải có điểm bài thi/ môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/ môn thi xét tuyển tối thiểu 8.0 trở lên và học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
– Xét tuyển ngành ngoài sư phạm: Thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm trung bình cộng của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5.0 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực trong tuyển sinh).
– Xét tuyển đối với ngành Giáo dục thể chất phải có điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu 6.5 trở lên; Học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT 6.5 trở lên. Với đối tượng vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu 5.0 trở lên.
– Thí sinh chỉ được phép đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng một là nguyện vọng cao nhất).
– Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả học bạ THPT: Từ 15/6 – 20/9.
– Với ngành Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non, thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp có một hoặc hai môn thi năng khiếu. Cụ thể, ngành Giáo dục Mầm non gồm bốn tổ hợp: Ngữ văn, Năng khiếu 2, Năng khiếu 3; Toán, Năng khiếu 2, Năng khiếu 3; Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu 1; Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu 1. Trong đó, môn Năng khiếu 1 thi hai nội dung kể chuyện và hát; môn Năng khiếu 2 thi kể chuyện; môn Năng khiếu 3 thi hát.
– Thí sinh xét tuyển ngành Giáo dục Thể chất có thể chọn một trong 4 tổ hợp: Ngữ văn, Năng khiếu 5, Năng khiếu 6; Toán, Năng khiếu 5, Năng khiếu 6; Toán, Sinh học, Năng khiếu 4; Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu 4. Trong đó, môn Năng khiếu 4 thi hai nội dung: Bật xa tại chỗ, Chạy cự ly 100m; môn Năng khiếu 5 thi Bật xa tại chỗ; môn Năng khiếu 6 thi chạy cự ly 100m.
Lưu ý: Môn Năng khiếu (in nghiêng) nhân hệ số 2.
Thời gian cụ thể thi các môn năng khiếu được thông báo trên website của nhà trường; ĐT: 0855002002.
Xem chi tiết thông tin tuyển sinh của trường tại đây
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị viên chức Viện Nghiên cứu Sư phạm năm học 2024-2025 diễn ra thành công tốt đẹp!
Tập huấn Trưởng, Phó đoàn và sinh viên K48 thực tập sư phạm đợt 1 năm học 2024-2025
Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo