Tôi cho rằng giáo viên nên kiểm tra học sinh viết luận vì nó sẽ phản ánh khả năng học tập của học sinh, nhưng cách kiểm tra này cũng có bất cập. Giáo viên khó có thể chấm bài một cách chính xác.
Một vấn đề khó khăn là tiêu chí để chấm bài tự luận rất khác nhau. Những bài đầu tiên được chấm khác những bài tiếp theo; một bài tự luận chấm ngay sau những bài viết kém lại được chấm khác so với một bài sau những bài viết tốt.
Tám cách sau đây có thể giúp bạn cải thiện cách chấm bài tự luận:
- Hãy xác định tiêu chí chấm bài chứ không chỉ liệt kê những ý cần thiết mà học sinh phải viết trong bài luận.
- Hãy đọc bài luận mà không cần biết tên của người viết.
- Trước khi quyết định chấm điểm, bạn hãy đọc tất cả hoặc một vài bài luận để xem trình độ chung của học sinh.
- Hãy viết (hay chọn) một số bài mẫu sau khi đọc qua các bài luận của học sinh để bạn có thể phân loại mức độ tốt, khá, trung bình, kém và trong qúa trình chấm bài bạn có thể nhìn lại những bài luận mẫu đó để giúp bạn nhớ được các tiêu chí chấm bài. Kỹ xảo này đặc biệt hữu ích nếu như bạn có một trợ giảng chấm bài giúp hoặc việc chấm bài diễn ra trong một khocảng thời gian dài.
- Khi đã phân biệt được những bài luận thuộc cấp độ tốt xấu khác nhau, hãy so sánh chúng để xác định những đặc điểm nổi bật trong những bài luận hay bạn có thể sẽ thấy một số ý nổi bật mà bạn chưa nghĩ tới khi xác định tiêu chí chấm bài. Bạn hãy viết lại tiêu chí chấm bài.
- Hãy viết nhận xét lên từng bài thi. Một trong những vấn đề mà học sinh thường băn khoăn là họ không biết giáo viên chấm bài của mình theo tiêu chí nào. Nếu bạn càng viết nhiều lời nhận xét bổ ích vào bài thi của học sinh, thì học sinh càng hiểu rõ cách chấm bài của bạn hoặc có thể nhận xét kute chút khiến học sinh háo hức mong đc trả bài kiểm tra nhiều hơn (“Có cái kính nào đeo vào học giỏi hơn không?”, “Nhan sắc tỉ lệ nghịch với chữ viết?”, “Em sống thế này đến bao giờ”;”Em sợ bạn nhìn bài hay sao viết chữ nhỏ vậy”, “Chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài đó em, em đúng là một “thiên tài luôn”, “Em nên viết thư pháp vào mùa Xuân để tăng thêm thu nhập”, “Trình bày bài thi nó như make-up, đi diễn ấy, phải làm cho đẹp, không thì chả ăn sân khấu đâu”… Đây là mấy dòng nhận xét của 1 Thầy giáo dạy Khoa quản lý trường Đại học Vinh vô cùng thú vị).
- Hãy xác định một số ký hiệu để chấm bài chẳng hạn sử dụng gạch thẳng đứng viết dọc theo đoạn văn để chỉ ra đoạn văn đó, học sinh viết tốt hay chưa tốt lắm để học sinh biết “cần phải phát triển thêm ý”.
- Hãy cho điểm của toàn bài. Bạn không nên cho điểm mỗi ý trong bài điều đó sẽ biến bài luận trở thành bài kiểm tra thông thường, chứ không phải là một bài kiểm tra để đánh giá khả năng tổng hợp và nhìn nhận vấn đề của học sinh, đó mới chính là mục tiêu của khoá học.
- Nếu có thể hãy chấm bài theo nhóm. Khu chúng ta tập trung thành nhóm để chấm bài. Thường là đã có đưa ra đáp án mẫu cho mỗi câu hỏi rồi. Nhưng khi chấm bài theo nhóm thì chúng ta thảo luận về đáp án đó rồi chia thành nhóm gồm hai đến ba giáo viên mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi. Mỗi nhóm chọn ra 8 đến 12 bài của học sinh rồi bắt đầu chấm sau đó lại trao đổi các bài đã chấm với giáo viên khác trong nhóm, rồi cả nhóm so sánh các đầu điểm và thảo luận rồi mới kết luận điểm cuối cùng. Các nhóm giáo viên khác cũng làm tương tự, sau đó chúng tôi mới quyết định tiêu chí chung để chấm bài. Mỗi giáo viên chấm bài riêng theo tiêu chí đã định, khi một giáo viên không hiểu nên chấm một bài luận này như thế nào thì giáo viên đó sẽ chuyển bài luận đó cho một giáo viên khác cùng nhóm. Rồi hai người sẽ thảo luận kết quả. Chúng ta phải chấm bài cho đến khi tất cả các bài thi được chấm xong nhưng để giảm bớt sự mệt nhọc, chán chường, chúng ta nên đọc to những câu trả lời nghe buồn cười và có thể mang bánh, đồ ăn vào phòng chấm bài. Nhóm này có thể giúp nhóm khác chấm bài để giảm gánh nặng. Chấm bài vẫn là một hoạt động tốn nhiều thời gian nhưng chúng ta không thể loại bỏ nó và trì hoãn việc chấm bài vì phải trả bài cho học sinh.
Giúp học sinh học hỏi từ bài kiểm tra
Vai trò quan trọng nhất của việc kiểm tra đánh giá không phải là xếp loại trình độ học sinh mà các bài kiểm tra là phương tiện giáo dục quan trọng. Bài kiểm tra không những định hướng việc học của học sinh mà còn phản ánh trình độ của học sinh. Những lời nhận xét viết trên bài luận thì quan trọng hơn nhiều so với điểm của bài luận.
Những lời nhận xét nào được coi là hữu hiệu? Trước hết, giáo viên chúng ta nên từ bỏ quan niệm rằng do học sinh thiếu kiến thức nên làm bài không hoàn chỉnh vì vậy đơn giản chỉ cần cung cấp cho học sinh những kiến thức để lấp chỗ hổng thì các em sẽ làm bài tốt. Hơn thế nữa, chúng ta cần phải tìm những giải pháp giúp chúng ta hiểu được cách trình bày kiến thức của học sinh. Thông thường, học sinh gặp khó khăn là do thiếu khả năng nhìn nhận các mối quan hệ, khả năng suy diễn hoặc áp dụng những kiến thức đã học. Luôn luôn có sự khác biệt giữa những kiến thức trong tâm trí học sinh và kiến thức của giáo viên, học sinh thường tiếp thu kiến thức và hình thành tri thức của mình dựa trên kinh nghiệm của bản thân trước đây, và kinh nghiệm rút ra từ khoá học này. Vì vậy sẽ hữu ích hơn đối với học sinh nếu như các lời nhận xét trong bài luận giúp học sinh nhận thấy những cách nhìn nhận về một vấn đề khác nhau chứ giáo viên không nên chỉ đơn thuần phê từ “sai” vào bài. Những lời nhận xét sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì nếu như chúng làm cho học sinh cảm thấy chán nản không có hứng thú học tập. Vì thế, giáo viên nên cân nhắc khi viết nhận xét sao cho các lời nhận xét đó kích thích động cơ học tập, và giúp học sinh nhìn nhận những khó khăn của mình. Những quan niệm sai lệch của học sinh cần được chỉ ra một cách rõ ràng. Giáo viên nên động viên và hướng dẫn học sinh học tập. Kết quả của bài thi giúp học sinh thấy được sự tiến bộ của mình và tạo cho họ sự tự tin và kích thích động cơ học tập.
Giúp giáo viên học hỏi qua những bài kiểm tra
Thông thường chúng ta cứ chữa bài và chấm bài mà không để ý đến một thực tế là qua bài làm của học sinh, chúng ta không chỉ biết được những điểm yếu của học sinh mà đồng thời các bài kiểm tra đó còn thể hiện kết quả của việc dạy học của chính mình, những gì chúng ta chưa đạt được qua quá trình dạy học. Khi chúng ta đã chấm xong bài, hãy xem lại các bài thi để hiểu thêm về kiến thức của học sinh. Có thể có một điều gì đó mà tất cả học sinh trong lớp chưa hiểu ngoài ra cũng có những vấn đề khó khăn đối với một nhóm học sinh nào đó có thể những nhóm học sinh này có những kiến thức cơ bản hoặc những kinh nghiệm khác với những học sinh khác trong lớp.
Tóm lại, giáo viên nên nghĩ xem mình cần làm gì cũng như học sinh cần làm gì.
Cách trả lời bài kiểm tra
Giáo viên nên nhớ rằng các bài kiểm tra là công cụ học tập quan trọng và nên dành thời gian để thảo luận về kết quả của bài kiểm tra. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời xem họ đã học hỏi được gì từ bài kiểm tra này. Liệu cách chấm của cô có chính xác không? Một mục tiêu quan trọng là giúp học sinh tự đánh giá việc học của mình. Giáo viên không cần phải thảo luận tất cả các câu hỏi trong bài kiểm tra nhưng giáo viên nên tìm hiểu lý do vì sao ma nhiều học sinh mắc cùng một lỗi và đưa ra các giải pháp giúp học sinh tránh mắc lại những lỗi như vậy (xem Schultz và Weinstein, 1990).
Học sinh học hỏi được từ những bài thi được thầy cô chữa lỗi (Mc. Clusky, 1934). Mặc dù bạn không dành thời gian để bàn về tất cả những lỗi cụ thể trong bài thi của học sinh nhưng bạn nên cho học sinh biết mình sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào của học sinh. Đối với những câu hỏi trắc nghiệm, nhiều học sinh làm sai, sau đây là gợi ý giúp giáo viên chữa bài. Giáo viên hãy đọc câu hỏi và tất cả sự lựa chọn rồi giải thích lý do vì sao sự lựa chọn này đúng và các lựa chọn khác sai, cách làm này giúp bạn trở thành một nhà phê bình sắc bén. Nếu như bạn không giải thích các sự lựa chọn thì học sinh khó nhận ra câu trả lời đúng.
Nếu học sinh có thể có cách giải thích hợp lý khác nhau để chọn hai câu trả lời đúng cho một câu hỏi giáo viên hãy chấp nhận điều đó và thay đổi cách chấm điểm nhưng bạn nên nhớ rằng khi thay đổi cách chấm điểm, không tránh khỏi làm cho một số học sinh đã chọn câu trả lời đúng cảm thấy không thoải mái vì bạn đã chấp nhận một câu trả lời đúng nữa.
Đối với bài luận, tôi cố gắng chỉ rõ cho học sinh hiểu thế nào là bài làm tốt. Có thể tôi sẽ đọc một bài làm ví dụ (không nói tên học sinh viết bài đó) và so sánh một bài làm tốt với một bài làm chưa tốt.
Đối phó với những học sinh phàn nàn về điểm
Chúng ta phải sử lý như thế nào trong trường hợp có học sinh tới phòng của chúng ta bực mình phàn nàn về kết quả thi? Trước hết chúng ta hãy lắng nghe. Sau đó hãy giải thích cho học sinh đó hiểu vì sao họ lại đạt kết quả như vậy. Khi bạn thấy một học sinh phàn nàn về điểm, nếu như bạn quyết định không thay đổi điểm của họ hãy cố gắng giúp học sinh đó nhận ra lỗi của mình mà tìm phương pháp học khác để đạt kết quả tốt hơn. “Chúng ta có thể làm gì để giúp các em lần thi sau đạt kết quả tốt hơn?” Động viên học sinh để họ chuyển thái độ tự kêu ca phàn nàn sang thái độ tích cực và có động cơ học tập hiệu quả hơn. Bạn hãy hỏi học sinh xem họ sẽ định làm gì để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp.
Khí học sinh phàn nàn về điểm hãy yêu cầu những học sinh đến gặp mình và hãy viết ra giấy suy nghĩ về những lời phàn nàn của mình. Chúng ta phải sẵn sàng xem lại bài kiểm tra của những em đó, và lưu ý họ rằng chúng ta sẽ có thể thay đổi điểm của các em, điểm sẽ cao hơn hoặc thấp hơn. Bằng cách này học sinh ít kêu ca phàn nàn hơn, và học sinh bình tĩnh hơn khi đến gặp chúng ta để nói chuyện vể điểm của bài thi. Những lời gợi ý trên đây của tôi có thể giúp cho giáo viên xử lý những tình huống khó xử, nhưng những lời gợi ý này cũng không thể thay thế được thời gian mà giáo viên (rất nhiều thời gian) dành cho việc soạn những bài kiểm tra hay.
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị viên chức Viện Nghiên cứu Sư phạm năm học 2024-2025 diễn ra thành công tốt đẹp!
Tập huấn Trưởng, Phó đoàn và sinh viên K48 thực tập sư phạm đợt 1 năm học 2024-2025
Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo