Tập huấn Ban Giám khảo cuộc thi: “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn và Dạy học theo chủ đề tích hợp, năm 2016” tại Trường ĐHSP Hà Nội 2
“Gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh”, đó là lời phát biểu của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo về Mục đích, ý nghĩa của 2 cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn và Dạy học theo chủ đề tích hợp, năm 2016, tại lớp tập huấn Nghiệp vụ chuyên môn dành cho giám khảo, được tổ chức vào ngày 26/4/2017 ở Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Theo lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học và Báo cáo viên, ngày 09 tháng 8 năm 2016 Bộ GD&ĐT đã có công văn số 3844/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi này. Cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới, phải đảm bảo được các yêu cầu: có tính giáo dục, tính đại chúng, tính hiệu quả, tính lan tỏa và do đó ngay từ đầu đã có tính chất “cạnh tranh” cao. Riêng cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên sẽ tập trung vào các khía cạnh: Phương pháp và kỹ thuật dạy học, Thiết bị dạy học và quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc lập Kế hoạch dạy học (Giáo án) phải thể hiện rõ nét các hoạt động học tập. Việc hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp phát hiện giải quyết vấn đề của học sinh phải được làm rõ hơn các cuộc thi trước.
Tại lớp tập huấn, các thành viên Ban Giám khảo đã được hướng dẫn các công việc chấm thi rất cụ thể, đảm bảo cho cuộc thi thành công tốt đẹp. Hy vọng rằng, với tinh thần tích cực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cuộc thi năm nay sẽ rất ý nghĩa và có sức hấp dẫn, thu hút được nhiều giáo viên và học sinh tham gia.
Một vài hình ảnh của lớp tập huấn.
Bài và ảnh: Viện nghiên cứu sư phạm
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị viên chức Viện Nghiên cứu Sư phạm năm học 2024-2025 diễn ra thành công tốt đẹp!
Tập huấn Trưởng, Phó đoàn và sinh viên K48 thực tập sư phạm đợt 1 năm học 2024-2025
Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo