GIÁO VIÊN CÓ THỂ LÀM GÌ VỚI NHỮNG NGƯỜI HỌC KHÔNG THAM GIA VÀO THẢO LUẬN[1]?
Ở hầu hết các lớp, một số học sinh nói quá nhiều, còn một số khác không bao giờ nói một câu nào. Vậy giáo viên phải làm gì?
Điều không may là đa số các học sinh đã quen với việc tiếp thu một cách thụ động ở trong lớp. Một số học sinh khác có thể do đặc điểm văn hoá nên không đủ can đảm để phát biểu ở trên lớp. Để giúp học sinh tham gia thảo luận, tôi cố gắng tạo ra những điều họ có thể mong đợi trong các buổi thảo luận. Bạn có thể bắt đầu thực hiện điều đó trong buổi học đầu tiên của giáo trình bằng cách xác định chức năng của các phần khác nhau của giáo trình và giải thích tại sao việc thảo luận lại có ý nghĩa đến như vậy. Bên cạnh đó bạn phải tiếp tục tìm mọi cách để tăng cường nhận thức của học sinh về giá trị của việc họ tham gia những các buổi thảo luận. Tuy nhiên, không chỉ có tham gia là đủ. Sự tham gia với diện rộng là rất quan trọng đối với một số trường hợp nhưng đôi khi nó lại là điều bất lợi đối vói những trường hợp khác. Nhưng bạn cần phải tạo ra một bầu không khí mà ở đó những ý kiến đóng góp quan trọng không bị mất đi, bởi vì đôi khi những người có ý kiến hay lại không dám bày tỏ ra.
Điều gì ngăn cản học sinh phát biểu? Có nhiều nguyên nhân: chán nản, thiếu kiến thức, có thói quen bị động, chuẩn mực văn hoá, nhưng nguyên nhân lớn nhất là vẫn là: Sự nhút nhát. Khi một người ở giữa những người xa lạ, khi một người không biết phát biểu ý kiến như thế nào, khi một người sợ nói lắp bắp hoặc sợ quên mất điểm quan trọng cần nhấn mạnh khi nói thì phương pháp an toàn nhất là giữ yên lặng.
Điều gì có thể giảm được nỗi sợ hãi đó? Biến nó trở thành thói quen là cách hỗ trợ tốt nhất. Khi học sinh biết rằng họ đang ở giữa bạn bè thì họ có thể có can đảm diễn đạt ý kiến của mình. Nếu học sinh biết rằng, tối thiểu có một người bạn cùng lớp ủng hộ ý kiến đó của mình thì nguy cơ giữ im lặng cũng giảm dần đi. Kỹ thuật chia thành nhóm nhỏ là giải quyết được cả hai lý do đó. Ví dụ, bạn yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi theo từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ trước khi yêu cầu thảo luận chung.
Yêu cầu học sinh chuẩn bị câu trả lời đầu tiên trong vòng 2 phút. Nếu một học sinh đã chuẩn bị xong câu trả lời thì việc phát biểu cũng mất ít thời gian hơn khi được yêu cầu trả lời ngay lập tức.Thậm chí những học sinh nhút nhát sẽ trả lời ngay khi được hổi “Em đã viết được gì?”
Phần thưởng là một nụ cười cho những người thỉnh thoảng mới đóng góp ý kiến ít nhất cũng là một hành động khuyến khích họ tham gia, ngay cả khi ý kiến đóng góp đó phải được phát triển hơn nữa hoặc bị sửa lại cho đúng. Gọi tên học sinh dường như cũng khuyến khích học sinh và giáo viên giao tiếp một cách thoải mái hơn. Chỗ ngồi cũng không kém phần quan trọng. Việc xếp ghế ngồi vòng tròn để thảo luận cũng vô cùng .tiện lợi.
Nếu bạn biết được đôi điều về những học sinh không tham gia vào cuộc thảo luận thì điều đó rất có ích. Ví dụ, tôi thấy rằng việc yêu cầu học sinh viết ngắn gọn về tiểu sử, sở thích và những kinh nghiệm mà họ có liên quan đến giáo trình sẽ rất tốt đối với một người giáo viên. Những bản tự thuật này giúp tôi có được sự hiểu biết tốt hơn về mỗi cá nhân học sinh, từ đó lôi biết được những vấn đề gì học sinh đặc biệt quan tâm và ai là người cần những thông tin đặc biệt. Một trong những cách tốt nhất khuyến khích những học sinh ít phát biểu tham gia vào buổi thảo luận là yêu cầu học sinh đóng góp ý kiến về lĩnh vực mà học sinh hiểu biết một cách thấu đáo.
Kỹ thuật khơi gợi những kiến thức đặc biệt của học sinh giúp ta vượt qua những trở ngại khi thảo luận ở lóp, đó là sợ nói sai. Không ai thích mình là người ngốc nghếch, đặc biệt là khi mà giáo viên hoặc các học sinh khác trong lớp thích chộp lấy những sai sót của người khác. Một trong những lý do dẫn đến việc câu hỏi giáo viên đưa ra là câu hỏi chết, ví dụ như giáo viên yêu cầu học sinh điền một từ đúng và hỏi “Đây là ví dụ của cái gì?” đó là giáo viên đã đặt học sinh vào một tình huống rất khó khăn làm cho học sinh lúng túng. Chắc chắn là sẽ có rất nhiều câu trả lời sai và chỉ có giáo viên biết một câu trả lời đúng là gì, vì vậy tại sao học sinh lại phải trả lời để mắc lỗi trong khi học sinh chẳng có lợi thế gì. Và thậm chí nếu câu trả lời đã rõ ràng thì: Tại sao trông giống như con tốt của giáo viên vậy?
Một cách đặt học sinh vào một vị trí thích hợp hơn là đặt những câu hỏi chung chung để không có câu trả lời sai. Ví dụ, bạn hỏi: “Làm thế nào mà bạn cảm nhận được điều đó?” hoặc “Đối với bạn cái này trông như thế nào?” Giống như bước đầu tiên trong phân tích vấn đề: Cảm giác lĩnh hội của học sinh không thể giống như của bạn. Như đối với những người bày tỏ cảm xúc riêng của mình thì họ không thể bị coi là phát biểu sai. Trong khi một phương pháp như vậy tuyệt nhiên không loại trừ được sự băn khoăn có nên tham gia thảo luận hay không (để trả lời câu hỏi này phải đặt bản thân mình vào một người nào đó) thì phần mở đầu buổi thảo luận sẽ thu hút học sinh hơn là các câu hỏi thực tế. Kỹ thuật nêu vấn đề đã được đề cập ở chương 4 được coi là một phương pháp xác định mục tiêu trong ngày đầu tiên của lớp học chính là ví dụ về kỹ thuật thảo luận giúp giảm thiểu những nguy cơ đối với học sinh. Điều đó rất có ích cho việc giới thiệu một đề tài mới, khi kết thúc một đề tài, hoặc để phân tích thí nghiệm hoặc một tác phẩm văn học. Một ưu thế nữa là kỹ thuật đó có thể được sử dụng ở cả nhóm đông và nhóm nhỏ.
Một kỹ thuật khác để giảm nguy cơ của học sinh khi tham gia thảo luận là đặt một câu hỏi cho lóp trước khi thảo luận và yêu cầu học sinh viết câu trả lời gồm có một ví dụ về kinh nghiệm bản thân. Tương tự như vậy, một người có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị một câu hỏi để thảo luận ở lớp. Việc này giúp học sinh tham gia và giúp học sinh học cách đặt câu hỏi, và đồng thời đưa ra ý kiến phản hổi cho bạn.
Cuối cùng nên nhớ rằng, học tập ngoại khoá thường quan trọng hơn ở trên lớp. Gửi thư điện tử, trao đổi qua máy tính và các công nghệ tương tự khác đều có thể giúp cho việc học tập tích cực, thảo luận và tranh luận.
Tuy nhièn, tất cả các kỹ thuật này sẽ vẫn không thể biến tất cả các học sinh thành những người tham gia tích cực. Có hai kỹ thuật sử dụng cho các nhóm có thể giúp giải quyết được điều này, một là nhóm nhỏ thông thường, hai là kỹ thuật nhóm vòng tròn đồng tâm.
Nhóm nhỏ thông thường – học tập đồng đẳng
Một trong những kỹ thuật phổ biến để giúp học sinh tham gia các nhóm là chia lớp thành những nhóm nhỏ để thảo luận rất nhanh chóng về vấn đề nào đó. Nhiệm vụ của các nhóm là phải đưa ra một giả thuyết mà họ thấy là thích hợp, hoặc cách áp dụng một nguyên tắc, hoặc một ví dụ về một khái niệm, hoặc cách giải quyết một vấn đề. ở những lớp đông học sinh, tôi thưòng chia nhóm bằng cách đi giữa các dãy ghế và nói: “lẻ”, “chẵn”, “lẻ”, “chẵn” và yêu cầu dãy “lẻ” quay lại phía sau để thảo luận với dãy “chẵn”. Có thể chia nhóm từ 4 đến 6 học sinh. Tôi đề nghị học sinh phải giới thiệu với nhau về bản thân trước, sau đó chọn một em thay mặt cho cả nhóm trình bày. Tiếp theo mỗi thành viên sẽ đóng góp một ý kiến về vấn đề hoặc câu hỏi đặt ra. Cuối cùng học sinh tổng kết thành một ý kiến chung của cả nhóm và phát biểu trước cả lớp. Tôi giới hạn thời gian thảo luận, thường thường là 5 phút hoặc ít hơn, đôi khi là 10 phút hoặc nhiều hơn, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ được giao. Những buổi thảo luận giữa học sinh với nhau thì không cần phải giới hạn tới 5 hoặc 10 phút. (Xem chương 14)
Nhóm vòng tròn đồng tâm hoặc nhóm bể cá
Khi sử dụng kỹ thuật nhóm vòng tròn đồng tâm tôi thường nói với học sinh rằng; trong giò học tới chúng ta sẽ chọn từ 6 đến 15 học sinh để làm thành một lớp nhỏ trong một lớp lớn, các học sinh này sẽ đóng vai là nhóm thảo luận và các nhóm khác đóng vai là quan sát viên. Nếu bàn ghế của lớp học có thể di chuyển được thì tôi sẽ xếp ghế theo vòng tròn đồng tâm. Tôi có một ấn tượng là những học sinh thường hay im lặng trong lớp sẽ bắt đầu nói khi họ cảm thấy mình cần phải có ý thức trách nhiệm hơn vì họ cũng là thành viên của nhóm vòng tròn đồng tâm đó.
[1] Hỏi về một trường hợp đã biết. Ví dụ, nếu tôi cố gắng giảng dạy cho một nhóm trợ giảng về việc gian lận của học sinh, thì tôi có thể nói: “ Bạn có thể mô tả một tình huống khiến học sinh gian lận được không?”download
Có thể bạn quan tâm
Ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, đào tạo
Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh, sinh viên năm học 2024-2025
Trại hè HPU2 Summer Camp 2024 – Sôi nổi và lắng đọng