Buổi gặp măt lớp học lần đầu tiên, cũng giống như trong tình huống khác, bạn gặp toàn những người xa lạ, họ sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của bạn, đồng thời trong buổi học đó cả người dạy và người học đều có cảm giác vui vẻ hào hứng và xen lẫn cả sự lo lắng. Một số người dạy làm cho mình bớt lo lắng hồi hộp bằng cách phát tài liệu cho học viên. Thời gian trên lớp rất có giá trị, và thực tế là niềm hứng thú trong buổi học đầu tiên có anh hưởng rất quan trọng. Nếu bạn đã chuẩn bị mọi thứ sán sàng như gợi ý, bạn yên tâm là người học rất vui vẻ, và tập trung vào việc thoả màn nhu cầu của người học không những giúp bạn xua tan mọi lo âu mà còn làm cho buổi học đần tiên trở nên thú vị.

Những điều khác cũng không kém phán quan trọng, sự lo lắng không anh hưởng gì nếu như bạn đưa ra những hoạt động nhằm khuyến khích sinh viên học. Khi người học biết được họ sẽ phải làm gì trong các buổi học, họ có thể tập trung năng lực một cách hiệu quả hơn. Một vai trò quan  trọng  của buổi mặt đầu tiên đó là giới thiệu và bản thân mình, về cấu trúc khoá học, đó là người dạy trình bày về khoá học một cách rõ rang để người học hiểu ngay từ buổi đầu này là bạn là người như thế nào, và bạn mong đợi gì về họ. Đến lớp, trong buổi học đầu tiên họ muốn biết tất cả những thông tin về khoa học và muốn hiểu tính tình của thầy cô giáo.

Thực tế thì nhiều các thầy cô giáo, sinh viên thực tập, giáo viên mới vào nghề có những suy nghĩ coi nhẹ buổi đầu tiên lên lớp đó. Lần đầu tiên lên lớp hay lần đầu tiên tiếp xúc với một khoá học sinh, một lớp học mới cả thầy và trò đều háo hức muốn biết thông tin về nhau. Sự đơn giản trong lần đầu tiên ra mắt, lần đầu tiên lên lớp khiến những ấn tượng, tình cảm của nguời dạy về người học và đặc biệt là ấn tượng của người học về người dạy thực sự không được tốt đẹp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình dạy và học, ảnh hưởng đến kết quả dạy học và giáo dục.

Bài viết sau đây xin được đưa ra một vài gợi ý giúp người dạy làm tốt hơn trong lần đâu tiên nhận lớp mới, lần đầu tiên trên bục giảng.

Nội dung

  • Ý nghĩa lần về việc tạo ấn tượng trong lần đầu tiên nhận lớp/trên bục giảng

Một điều chúng ta cần ghi nhớ trong buổi học đầu tiên cũng như trong suốt khóa học là lớp học này không phải là lớp duy nhất mà sinh viên theo học. Họ tới lớp này sau khi học rất nhiều môn học khác như: hóa, âm nhạc, tiếng Anh hay vật lý hoặc đi học từ nhà, từ bãi gửi xe. Những giây phút đầu tiên của buổi học là rất cần thiết để giúp tập thể lớp gồm nhiều đối tượng khác nhau hướng suy nghĩ và tình cảm vào người dạy và môn học bạn dạy.

Bạn có thể dần đân tạo không khí thoải mái trong lớp học, hoặc có thể hướng người học tập trung chú ý tới một điều gì đó thú vị khác lạ, nhưng dù bằng cách nào thì bạn cũng cần cân nhắc kỹ cách thực hiện mục tiêu của khóa học. Thậm chí trước khi buổi học bắt đầu, bạn có thể im lặng sắp xếp lại chỗ ngồi của sinh viên theo hình tròn, viết tên mình lên bảng, và đến lớp sớm hỏi chuyện sinh viên về lớp học mà họ đẵ từng học hay chuyện gì đó để thể hiện bạn quan tâm đến sinh viên. Khi sinh viên đã vào lớp, bạn đề nghị cả lớp làm quen với nhau bằng cách đối thoại với bạn ngồi gần mình.

  • Các bước

PHÁ TAN BẦU KHÔNG KHÍ IM LẶNG

Có thể bạn sẽ phải dành một tiết học đầu tiên để làm quen với người học và trình bày mục tiêu của khoá học. Trước hết, bạn có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu người học năm thứ nhất giơ tay, rồi người học năm thứ hai, người học năm dưới, người học năm trên, người học mới học giơ tay (hoặc có thể học sinh sinh vào tháng mà chúng ta đang thực tập, tháng sinh cùng thầy cô, … tùy vào mỗi thầy cô). Điều đó, giúp bạn biết được các đối tượng người học trong lớp, rồi động viên họ tham già vào bài giảng.

Khi dạy những lớp tương đối đông, tôi thường yêu cầu người học dành một hoặc hai phút viết lên giấy cảm giác của mình trong buổi học đầu tiên. Sau đó, tôi hỏi xem “Các em viết gì trong giấy của mình?” và liệt kê các câu trả lời viết lên bảng.

Xong tôi hỏi người học “Các em nghĩ rằng thầy giáo của các em cảm thấy như thế nào trong buổi học đầu tiên này?” Câu hỏi này làm cho người học rất ngạc nhiên nhưng rồi họ cũng bắt đầu viết suy nghĩ của mình vào giấy. Chúng ta viết các câu trả lời vào cột thứ hai song song với cột thứ nhất và người học so sánh. Tôi cũng bày tỏ nói lên cảm giác của mình. (Tôi còn nhớ một kỷ niệm đặc biệt đầy xúc động khi một người học năm cuối sau buổi học đã đến bên tôi và tâm sự “Em học tại trường này suốt bốn năm rồi, và đây là lần đầu tiên em thấy một thầy giáo lại biểu lộ tình cảm với chúng em”). Ở lớp vắng hơn bạn có thể đề nghị tất cả mọi người trong lớp (kể cả bạn nữa) giới thiệu về bản thân, hãy giới thiệu quê hương, điều mình quan tâm và trả lời câu hỏi mà các bạn trong lớp đặt ra. Hoặc bạn có thể yêu cầu mỗi em làm quen với các bạn ngồi gần mình, sau đó đứng lên đi quanh lớp tìm một bạn khác giới thiệu về các bạn mình vừa làm quen, hoặc yêu cầu các em nhắc lại tên của các bạn các em vừa mới làm quen. Đó là một cách rất tốt để thiết lập mối quan hệ thân thiện và cũng giúp người dạy biết tên của người học trong lớp. Một cách khác đòi hỏi người dạy phải nỗ lực nhiều nhưng hiệu quả đáng ngạc nhiên là để các em giới thiệu lại về bạn vừa được giới thiệu trước lớp, cuối cùng người dạy nhắc lại tên của các em đó. (Hãy cố gắng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có trí nhớ rất tốt).

Biết tên các bạn trong lớp chỉ là bước khởi đầu, nhưng người học có thể thích tìm hiểu về người dạy hơn là tìm hiểu các bạn trong lớp. Vì thế, bạn hãy tạo cho họ cơ hội để đặt các câu hỏi về bạn. Đôi khi bạn yêu cầu một hoặc hai người học đóng vai người phỏng vấn hỏi những câu hỏi mà họ nghĩ rằng các bạn khác trong lớp cũng muốn hỏi.

Thậm chí, nếu như bạn có thể nhớ tất cả tên của người học trong lớp ngay lúc đó trong “trò chơi xưng danh thì sau này bạn cung không thể nhớ lại tên của họ. Vì vậy, để giúp bạn có thể nhớ tên của người học, bạn hãy phát mỗi người học một tờ giấy nhỏ và yêu cầu họ ghi tên, số điện thoại, địa chỉ e-mail và các thông tin khác về họ. Những thông tin khác có thể là sở thích, kinh nghiệm trước đây có liên quan đến khoá học và đặc điểm tính cách, lĩnh vực chuyên môn …

Tạo cơ hội cho người học tự do thoải mái giao tiếp, bạn có thể hiểu được ước muốn và mục tiêu của người học, và đồng thời bạn cũng bộc lộ mong ước và mục đích của mình.

ĐƯA RA CÁC VẤN ĐỂ KHÓ KHĂN CẦN GIẢI QUYẾT

Phương pháp đưa ra các vấn đề khó khăn cần giải quyết không chỉ là một cách hữu hiệu để xoá tan bầu không khí im lặng trong buổi học dầu tiên mà còn rất hữu hiệu khi mục đích của bạn là kích thích sự quan tâm hứng thú của người học, và giúp sinh viên bày tỏ khó khăn của mình với người khác. Phương phấp này không những đươc áp dụng ngay khi khoá học học  bắt đầu mà còn áp dụng sau khi giảng bài hoặc khi phương pháp khác gây cho người học lo lắng và chống đối. Phương pháp này cũng rất hữu hiệu đối với bạn khi bạn muốn tránh trả lời ngay các câu hòi người học đặt ra, bởi vì bạn không muốn tạo không khí độc tôn trong lớp, bởi vì bạn muốn cả lớp cùng tham gia, hay vì bạn không muốn chỉ giải quyết vấn đề của một số người học hỏi những câu hỏi không liên quan gì đến mục tiêu và sự quan tâm của cả lớp”.

Những điều bạn cần nói là “Hãy xem liệu chúng ta có trả lời được tất cả các câu hỏi này không và xem chúng ta sẽ giải quyết vấn đề như thế nào”.

Trong buổi học đầu tiên các bạn có thể nói với nhau như sau: “Chúng la hãy xem trong khoá học này, các em cần giải quyết vấn gì? Các em hãy nghi xem các em muốn học cái gì? Hoặc các em đã nghe thấy người ta nói gì về khóa học này? Mục đích của các em khi học khoá học này là gì?” Nhiệm vụ của giảng viên là ghi chép lại tất cả cấc câu trả lời của người học lên bảng hoặc đèn chiếu. Giảng viên phải chấp nhận và ghi lại tất cả các câu trả lời cho dù có câu trả lời không quan trọng và không thích hợp. Để kiểm tra xem bạn có hiểu đúng vẩn đề người học đưa ra không, bạn nên diễn đạt vấn đề đó bằng lời lẽ khác của bạn. Điều đó rat hữu ích vì bạn đã làm cho vấn đề được sáng tỏ. Khi bạn cảm thấy mội vấn đề đặt ra quá rắc rối không rõ ràng hoặc quá chung chung, bạn nên yêu cầu người học hãy minh họa cụ thể hoặc đề nghị người học khác trong nhóm cùng nhau thảo luận giải thích vấn đề đó. Nếu có thể thì khộng nên kết thúc việc đưa ra các vấn đề cần giải quyết trước khi người học cảm thấy nhất trí hoàn toàn, vì nếu như đến lúc nào đó người học cảm thấy giảng viên hoàn toàn đồng ý, và không bình luận gì thêm về vấn đề họ đưa ra, thì họ chẳng bận tâm suy nghĩ tiếp về một số vấn đề họ quan tâm nhất nữa. Đây là một vấn đề rất tế nhị, vì có người học đắn đo liêu có nên nêu ra vấn đề thuộc về cảm tính của mình không.

Điều quan trọng là giảng viên phải duy trì được bầu không khí thống nhất đồng lòng khi đề ra các vấn đề cần giải quyết. Vì thế nếu như có người học phát biểu là vấn đề này vấn đề kia bạn đưa ra là không quan trọng, không phù hợp, thì giảng viên phải giải thích rõ là mặc dù không phải lất cả lớp đều hoàn toàn nhất trí với tất cả ý kiến mà các bạn đưa ra, nhưng vì đó là ý kiến của một nhóm trong lớp cô phải viết lên bảng. Người học nêu ra ý kiến bất đồng nhằm loại bỏ những điều không cần thiết chứ không phải muốn thuyết phục các bạn trong lớp rút lại ý kiến của mình.

Trong khi thảo luận một điều chắc chắn không tránh khỏi là sẽ nảy sinh giải pháp cho các vấn đề đưa ra. Mậc dù có thể điều này cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm nhưng nếu người học mất quá nhiều thời gian thao luận về giải pháp, thì giảng viên có chí rõ là chúng ta sẽ bàn đến giải pháp sau.

Khi kết thúc việc đé ra vấn đề khó khăn, thông thường các em Irong lớp đã quen nhau hơn và thích cùng tham gia thảo luận. Đây là bước đi đầu liên trong qúa trình phát triển thái độ thân thiện hiểu nhau chứ không phải là thái độ ganh đua và hạn chế suy nghĩ, thái độ ỷ lại trong chờ vào giảng viên. Qua hoạt động này người học cũng hiểu rằng giảng viên vừa lắng nghe ý kiến  của sinh viên vừa đưa ra ý kiến của mình (và giảng viên không bác bỏ các ý kiến của sinh viên khác với ý kiến của mình). Tôi hy vọng rằn sinh viên sẽ cảm thấy có trách nhiệm giải quyết các vấn đề khó khăn của chính mình chứ không chờ đợi giảng viên sẽ tìm ra giải pháp cho mình

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Chương trình học sẽ hé mở một số câu trà lời cho các vấn đề mà người học quan tâm nảy sinh khi họ đưa ra các vấn đề khó khăn. Khi trình bày bản tóm tắt về chương trình học, giảng viên cũng tạo cơ hội cho người học hiểu tính cách của mình. Về khía cạnh nào đó, chương trình học chính là bản hợp đồng sẽ được ký kết giữa giảng viên và người học. Một bản hợp đồng thì không thể có tính chất đơn phương nên điều quan trọnc là giảng viên phải để cho người học có thời gian đọc và thảo luận chương trình học. Cho họ cơ hội bổ xung thêm ý kiến và hiểu được điều mà giảng viên mong muốn thực hiện. Giảng viên phải giúp người học hiểu được lý do vì sao bạn trình bàv kế hoạch chương trình học nàý, nêu người học đưa ra lý do chính đáng vì sao họ muốn có một sô thay đổi trong chương trình học. thì giảng viên nên chấp thuận ý kiến của họ. Tất nhiên, người học rất qunn tâm tới những yêu cầu của khoá học. nhưng họ lại rất thích thú muốn biết cá tính của giảng viên dạy họ. Một vấn đề quan trọng là tính công bằng, giảng viên không thiên vị. Tốt hon hết giảng viên nên chứng tỏ cho người học thấv rằng mình là người rất khách quan công bằng khi cho điểm và xếp loại trình độ cùa người học. Một vấn đề rất quan trọng đê kích thích động cơ học tập của người học trong lớp, đó là giúp người học đạt được kết qua học tập tốt, đây cũng chính là hy vọng của tất cả sinh viên khi theo học khoá học này. Ít nhiều thì người học cũng hy vọng rằng điểm của họ sẽ đạt trên mức trung bình. Vì thế hãy dành một chút thời gian đế người học thảo luận về cách xếp loại kết qua học tập trong suốt qúa trình học tập.

Cách đơn giản nhất để chứng tỏ cho sinh viên thấy bạn có tính khách quan và công bằng là hãy giúp người học hiểu rằng bạn luôn luôn sẵn sàng gặp gỡ và khuyên giải họ. Hãy cho người học biết giờ làm việc trong ngày của hạn. Ngoài ra, sinh viên rất muốn sẵn sàng dành một vài phút sau khi giờ học kết thúc đẽ trá lời những câu hỏi riêng của họ. Những câu hỏi của sinh viên đưa ra có thể liên quan tới những vấn đề thực tế mà bạn có thể trả lời ngắn gọn nên cũng chẳng mất nhiều thời gian sau mỗi buổi dạy học. Nếu có nhiều thời gian, hãy hẹn người học ở phong làm việc hoặc lớp học sau khi kết thúc giờ dạy để tạo cho người học có cơ hội hiểu bạn hơn. Trong buổi học đầu tiên bạn đừng hy vọng rằng tất cả người học có thể hiểu bạn một cách cặn kẽ. Thật ra bạn không thể hiểu được điều gì tốt đẹp đang chờ đón bạn sau khi khoá học bắt đầu, nhưng nếu như bạn thú nhận trước sinh viên rằng bạn thiêu kinh nghiệm hoặc không có đủ kiến thức chuyên môn thì đơn giản là bạn đã gây cho người học thiêu tin tưởng vào giảng viên của mình

GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA

Tiếp tục bàn về những gì giảng viên nên làm trong buổi gặp gỡ sinh viên lần đầu tiên, bây giờ chúng ta hãy chuyển sang phần giới thiệu sách giáo khoa. Hãy giải thích cho sinh viên hiểu vì sao bạn lại chọn quyển sách này. Bạn hướng dẫn sinh viên cách học hiệu quả nhất. Trong trường hợp nếu như giảng viên không hoàn toàn nhất trí với với một vấn đề nào đó đặt ra trong cuốn sách, thì giảng viên cũng có quyền được biết là họ nên xử trí như thế nào trong kì thi nếu như họ gặp phải những vấn đề đang tranh cãi này. Khi phải đối mặt với những câu hỏi sinh viên đặt ra, bạn không thể trốn tránh trách nhiệm phải trả lời mà nên hướng cho sinh viên theo quan điểm của mình. Hãy giải thích cho sinh viên hiểu quan điểm của mình tán thành hay bất đồng dựa trên những bằng chứng xác thực và phải chỉ rõ lý do vì sao bạn lại bất đồng với một số vấn đề đặt ra trong sách. Phương pháp giải quyết vấn đề này có hai lợi ích:

  • Nó giúp cho sinh viên hiểu rằng quan niệm của bạn dựa trên cơ sở rõ ràng
  • Nó chỉ ra rằng có nhiều vấn đề hiện nay đang tranh cãi về mặt lý thuyêt, điều đó quả là hấp dẫn đối với sinh viên nào muốn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thêm về vấn đề đó.

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC BAN ĐẦU CỦA SINH VIÊN

Đặc điểm quan trọng nhất giúp giảng viên quyết định trình độ của sinh viên là kiến thức ban đầu của sinh viên, giảng viên cần ý thức được rằng trình độ của sinh viên trong cùng một lớp học không đều nhau, giảng viên đơn giản có thể hỏi như: “Trước đây các em đã học bao nhiêu khóa học về chủ đề này rồi?” hay giảng viên có thể cho sinh viên làm bài kiểm tra ngắn có klieen quan đến kiến thức khóa học trong một vài tiết học đầu tiên. Đối với ính viên chưa đủ trình độ kiến thức để theo học khóa học/ chuyên đề này bạn có thể khuyên họ học thêm hoặc có thể bạn gợi ý một số tài liệu để sinh viên tự học và theo kịp với trình độ của các bạn trong lớp. Đối với những sinh viên đạt kết quả cao, bạn có thể khuyên họ chuyển sang khóa học, hay đọc những tài liệu nâng cao hơn.

CÁC CÂU HỎI CẦN ĐƯA RA

Thậm chí trong những bài giảng trước đây, giảng viên cũng nên đưa một số câu hỏi liên sau khi mô tả về đặc điểm của khóa học để giảng viên có thể hiểu được đặc điểm tính cách của sinh viên.

  • Em có phải là người cứng rắn không?
  • Em có sẵn sàng giúp đỡ các bạn không?
  • Em có dễ bị lúng túng không?
  • Em có phải là người có tính cách giống giảng viên không?
  • Em có khả năng phê bình không?

Yêu cầu người học dành hai phút cuối buổi học đầu tiên viết các câu trả lời cho những câu hỏi trên ra giấy. Việc làm này có hai lợi ích: (1) Nó thể hiện sự quan tâm của người dạy đối với người học. (2) Nó giúp cho giảng viên hiểu được tính cách của người học mà những người học cảm thấỵ khó nói.

CHỦ ĐỂ CẦN HỌC THÌ SAO?

Nhiều người dạy chỉ phát tờ chương trình học, giao nhiệm vụ cho sinh viên trong buổi học tiếp theo, và cho lớp nghỉ sớm từ buổi học đầu. Như tôi đã trình bày trong các phần trước, buổi học đầu tiên rất quan trọng mặc dù người học chưa được chuẩn bị bài trước. Tôi dành chút thời gian để nói tới các chủ đề trong chương trình học. Tôi giới thiệu ngắn gọn vể khoá học, đặt ra một số câu hỏi để cả lớp cùng trả lời và ciới thiệu một sô khái niệm quan trọng. Ngay trong buổi học đầu tiên hoặc trong buổi thứ hai. tôi vêu cẩu người học điền các khái niệm và sơ đồ (sơ đồ về khái niệm cơ bản trong mối quan hệ của chúng). Mỗi người dạy sẽ tự quyết định tiến hành các hoạt động phục vụ nội dung của bài tập theo những cách khác nhau, ý chung nhất của tôi là hãy tận dụng thời gian. Ngày đầu tiên rất quan trọng và bằng cách tận dụng hết thời gian của buổi học, giảng viên mới thể hiện cho người học nói rằng mình dạy học một cách nghiêm túc.

KẾT LUẬN

Cuối buổi học đầu tien người học sẽ có:

  1. Ý thức họ đang đi đâu và bằng cách nào để tới đích.
  2. Có cảm giác rằng các bạn trong lớp không phải những người xa lạ, và cảm thấy an toàn khi tham gia một nhóm gồm ca sinh viên và giảng viên.
  3. Hiểu được rằng giảng viên quan tâm đến việc học của họ.
  4. Hy vọng rằng khóa học này vừa vui vừa bổ ích.

Tài liệ tham khảo

[1] Barbara Grovs Davis (1993),Dụng cụ giảng dạy, San Frangisco: Josse-Bass.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *