Đôi khi tôi nghĩ về những năm tháng đầu tiên khi bắt đầu công việc đi dạy, tôi muốn biết các học sinh của mình hiện đang sống và làm việc ở đâu, tôi muốn gửi đến chúng lời xin lỗi chân thành nhất.
Lá thư đó sẽ bắt đầu như sau: “Bây giờ thầy đã hiểu rõ vì sao con lại ghét thầy đến thế. Thầy muốn xin lỗi con về những gì đã qua”. Đó là lá thư tôi muốn viết cho một cậu học trò mà cách đây 5 năm về trước tôi muốn vĩnh viễn xóa tên nó khỏi bộ nhớ của mình, khi đó tôi đã từng ước giá như thằng bé đó không tồn tại trên cuộc đời này.
Trong suốt năm học đầu tiên khi bắt đầu đi dạy, tôi không thể hiểu được rằng, liệu tôi đã làm gì sai? Tôi yêu học sinh, tôi tôn trọng chúng, tôi yêu chúng như thể chúng là một phần không thể thiếu của cuộc đời tôi – Vậy mà tại sao chúng lại đối xử một cách tồi tệ như vậy đối với tôi? Một sự thật đau đớn nhưng cũng vô cùng có ý nghĩa về công việc giảng dạy mà sau đó tôi đã nhận ra đó là: NẾU HỌC SINH GHÉT BẠN, CÓ TỚI 98,99% NGUYÊN NHÂN LÀ DO BẠN TỰ TẠO RA. Phần lớn những trở ngại trong lớp học đối với bạn là do những hậu quả từ những sai lầm trong ngày đầu tiên bạn nhận lớp. Những quyết định của giáo viên có thể ảnh hưởng đến việc duy trì sự tôn trọng, niềm tin của người học hoặc đánh mất chúng từ những giây phút đầu tiên.
Hiện nay, nhiều giáo viên không quan tâm nhiều lắm đến việc học sinh có yêu quý họ hay không. Họ nghĩ rằng họ được trả tiền để đi dạy và trách nhiệm của học sinh là phải HỌC. Nhưng tôi không phải là một trong số các giáo viên đó. Tôi thực sự quan tâm đến học trò của tôi bởi vì, thứ nhất đơn giản tôi không thích bị người khác ghét. Thứ hai tôi thấy rằng học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn khi chúng không phải đối mặt với rạn nứt trong mối quan hệ với thầy cô của mình.
Trước khi liệt kê ra các nguyên nhân, tôi muốn nói rằng, đó là những trải nghiệm cá nhân mà tôi đã trải qua trong quá khứ. Đó cũng là những lí do khiến tôi đã từng là một giáo viên đáng ghét trong mắt học sinh. Giờ này, tôi như đang đứng trước một tấm gương lớn, tự nhìn ngắm, suy ngẫm lại bản thân mình. Tôi viết nó bởi vì tôi biết rằng cảm giác bị người khác ghét sẽ ảnh hưởng đến lớp học và bởi vì tôi cũng nhận thức được rằng công việc giảng dạy sẽ thực sự trở thành niềm vui và hạnh phúc khi mà cả giáo viên và học sinh đều mong muốn được gặp nhau vào mỗi tiết dạy. Và tôi muốn bạn sẽ ở trong lớp học đó cùng với tôi.
Không cần phải dài dòng nữa, dưới đây chính là một số lí do tại sao học sinh lại ghét bạn và cách để bạn khắc phục điều đó…

1) Bạn không có khả năng quản lí lớp học

Một lần trong lớp học của tôi thời đại học, một bạn sinh viên nói chuyện làm ảnh hưởng đến những học sinh khác, thậm chí ảnh hưởng đến cả giảng viên. Trong tiết học đó, tôi cảm thấy mình không thích bạn học sinh đó, nhưng tôi cũng ghét luôn cả ông giáo sư của tôi, vì thầy không thể làm chủ được lớp học của chính mình.
Điều này cũng xảy ra tương tự với học sinh của bạn. Nếu bạn để học sinh tự do di chuyển trong lớp học, tự do làm những gì mà chúng thích. Vậy lí do gì để chúng tôn trọng bạn? Chắc chắn một câu hỏi sẽ hiện lên trong đầu bạn bây giờ đó là: “Vậy tôi có thể làm gì khi mà tôi KHÔNG thể quản lí được học sinh của mình”. Điều đầu tiên tôi phải khẳng định là: BẠN CÓ THỂ. Thứ hai, bạn hãy đọc một cuốn sách tên là The First Days of School của tác giả Harry Wong (xin lỗi bạn là sách bằng tiếng Anh). Sau đó hãy thiết lập sự kì vọng/ kỉ luật của bạn, thậm chí nếu nó sẽ tốn cả tuần liền để duy trì được kỉ luật đó.
Nếu bạn vẫn có những trục trặc với một vài thiên thần trong lớp, hãy tìm đến lời khuyên từ các khóa học dành cho giáo viên. Nếu bạn kiên trì học hỏi với tư duy cởi mở chắc chắn bạn sẽ thành công. Nếu bạn không nhận ra điều đó, hoặc bạn vẫn tiếp tục không chịu thay đổi bản thân mình, có lẽ học sinh không thích bạn cũng là điều đương nhiên.

2) Bạn không lắng nghe chúng

Học sinh dành quá nhiều thời gian để nghe bạn nói, nhưng thử hỏi xem một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để nghe chúng nói? Bạn có thích một người mà lúc nào cũng nói, nói và không cho người khác nói? Hãy dành cơ hội để học sinh được phép chia sẻ, nói ra những gì mà chúng muốn:
• Hãy tạo thói quen cho các buổi thảo luận (học sinh của tôi đặc biệt thích các buổi thảo luận do chúng tự tổ chức trong đó giáo viên phải im lặng không được phép lên tiếng).
• Yêu cầu học sinh viết cho bạn một lá thư nói về bất cứ thứ gì chúng muốn — về trường, về gia đình, về món ăn mà chúng thích,… Nhớ là bạn phải viết lại cho chúng những phản hồi kiểu như “thật là thú vị” hoặc “Món ăn ưa thích của thầy cũng là KFC”…
• Nếu bạn dạy các môn liên quan đến ngôn ngữ, văn học, hãy cho phép học sinh được viết về các chủ đề mở để cho điểm học sinh và nhớ là chỉ viết vào lề vở của học sinh những phản hồi tích cực. Sự kết hợp giữa sự lựa chọn của học sinh và những phản hồi tích cực mang tính cá nhân sẽ tạo nên niềm tin yêu của học sinh với bạn…

3) Bạn biết cách đặt trọng tâm vào những công việc ưu tiên/ sự kì vọng.

Hãy để tôi nói cho rõ ràng hơn: Khi bạn muốn biết rằng mình có ảnh hưởng tích cực đến học sinh là điều có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, tôi sẽ rất lo lắng nếu tôi gặp một giáo viên mà không quan tâm đến điều đó. Nhưng nếu bạn quá coi trọng sự ghi nhận và cám ơn, nếu coi đó là trọng tâm mà một giáo viên hướng đến thì cũng là lúc vai trò giáo viên của bạn bắt đầu đi xuống dốc (Cũng như vậy, nếu bạn chỉ thực sự cần sự ghi nhận hoặc lời cảm hơn và cần thật nhiều yếu tố đó một cách thường xuyên, khi bạn đạt được nó bạn có thể sẽ muốn thay đổi công việc. Giống như tôi bây giờ).
Điều đó có nghĩa khi bạn giảng dạy, bạn muốn giành được tình cảm của học sinh nhưng tình cảm đó được hình thành dựa trên nền tảng sự tiến bộ của người học chứ không phải chỉ đơn giản là cho chúng được tự do, khuyến khích sự vô kỉ luật, hay cho chúng nhiều thời gian chơi, làm cho chúng cảm thấy hài hước hay dễ dãi với chúng trong các bài kiểm tra… Điều tồi tệ sẽ xảy ra là học sinh của bạn sẽ không phải hư hỏng ngay lập tức theo kiểu chúng sẽ đứng lên trên bàn và trở thành các băng nhóm học đường, nhưng chúng sẽ phá vỡ đi mọi luật lệ của trường giống như bạn đã từng làm trong tiết học và vòng tròn vô tổ chức cứ thế được lặp lại.
Hãy cho học sinh thấy được sự kì vọng của bạn đối với chúng, hãy đặt đúng trọng tâm trong việc giảng dạy và mối quan hệ với học trò. Khi đó học sinh sẽ yêu quý bạn và việc giảng dạy của bạn cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

4) Bạn lo sợ rằng mình trông giống một tên ngốc

Trong một buổi tập huấn chuyên môn một vài năm trước đây, tôi đã kể một câu chuyện trong giờ nghỉ giải lao cho một người bạn cùng bàn, về sự “ngu ngốc” của tôi cách đây một vài tuần, tôi đã dừng việc dạy để nói lời xin lỗi học sinh như thế nào… Một trong số những đồng nghiệp ngồi cùng bàn đã chế giễu. “Thật là điều ngớ ngẩn. Tôi chưa bao giờ xin lỗi học sinh của mình trong suốt hơn 30 năm đi dạy”
Tôi nói: “Lạy chúa, hơn 30 năm đi dạy mà anh không có bất kì một sai lầm nhỏ nào với học sinh! Thật đáng kinh ngạc! Bí quyết của anh là gì vậy?” (Lúc đó anh ta tỏ vẻ khó chịu với tôi).
Việc giảng dạy thường khiến cho bạn đôi lúc trở nên ngu ngốc. Chúng ta sẽ có rất nhiều những lỗi nhỏ đơn giản như việc chúng ta lên cầu thang và đi ngược chiều. Hay cả những sai lầm nghiêm trọng ví dụ như đã mắng, phạt học sinh về việc chúng nộp bài về nhà muộn trong khi chúng ta đã giữ bài của chúng trong cặp của bạn. Nhưng học sinh thường phản ứng rất mạnh với giáo viên trước những điều đó. Để giữ thể diện ít khi chúng ta chịu nhận lỗi và sửa sai, điều đó là lí do khiến học sinh rất ghét giáo viên. Nếu bạn có thể tự cười chính bản thân mình, hay một cách thành thật xin lỗi học sinh, hoặc nói với chúng về những thời điểm mà bạn yếu đuối nhất, bạn sẽ giành được khá nhiều điểm cảm tình của học trò đấy. Còn ngược lại, bạn sẽ trở thành kẻ trịch thượng, hợm hĩnh và bị xa lánh.

5) Bạn quên mất “Nguyên tắc vàng của việc giảng dạy”

Rất nhiều giáo viên căm thù các nguyên tắc giảng dạy: họ muốn được dạy theo cách của riêng họ. Tôi không nói từ góc độ phong cách học tập mà thiên nhiều hơn về góc độ của một người lãnh đạo. Bạn là nhân viên, có khi nào bạn thấy mình tức giận bởi người lãnh đạo, hãy suy nghĩ về những gì mình đã làm với học sinh.
Bạn có ghét các buổi tập huấn giáo viên trong đó, một ông giáo sư già khọm từ trường đại học ngồi đọc lại các silde bài giảng và nói không ngừng nghỉ? Hãy hình dung lại khoảnh khắc đó và đừng bao giờ đối xử như vậy với học sinh của mình.
Bạn có ghét khi một người nào đó xác lập vị trí của kẻ bề trên và đối xử với bạn như thế bạn là con nít không biết gì? hoặc bạn được sếp giao cho một nhiệm vụ ngu ngốc, thấp hơn hẳn so với trình độ của bạn và sau đó cáu giận chỉ vì bạn hoàn thành nhiệm vụ đó quá nhanh? Đừng đối xử với học trò theo cách đó.
Bạn có ghét cảm giác khi bị bắt phải làm một việc theo một lịch trình cố định và sau đó yêu cầu hoặc hạn nộp lại được thay đổi giữa chừng? Đừng đối xử với học sinh của bạn như vậy.
Bạn có ghét cảm giác khi một ai đó không thực hiện những điều họ đã nói? Cũng đừng làm như vậy với học sinh.

Thưa các bạn đồng nghiệp của tôi, dạy học thực sự là công việc khó. Nó là một công việc nơi mà người nghệ sĩ biểu diễn 8 giờ một ngày và sau đó mọi phán quyết, đánh giá thuộc về các khán giả. Cầu chúa đó là những khán giả dễ thương và đáng yêu để người nghệ sĩ như chúng ta có thể tìm được nguồn cảm hứng và đam mê với công việc mỗi ngày.

Nguồn: taogiaoduc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *